Dạo này công việc quá lu bu nên cũng ít có thời gian viết bài cho Mạng Bình Định. Năm mới cũng xin khai bút viết một bài về lập trình nói về thuật tính can chi. Cũng không định nghĩa nhiều về can chi vì chắc ai cũng biết. Tóm lại ta có:
- 10 can: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ
- 12 chi (12 con giáp): Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi
Đầu tiên là tính Can. Can được tính là lấy năm sinh chia cho 10 và lấy số dư. Số dư bằng 0 (chia hết) thì tương ứng với Canh, 1 thì tương ứng với Tân và cứ tiếp tục như thế đến số dư là 9 tương ứng với Kỷ.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 | public static String tinhCan(int namsinh) { String can = ""; switch (namsinh % 10) { case 0: can = "CANH"; break; case 1: can = "TÂN"; break; case 2: can = "NHÂM"; break; case 3: can = "QUÝ"; break; case 4: can = "GIÁP"; break; case 5: can = "ẤT"; break; case 6: can = "BÍNH"; break; case 7: can = "ĐINH"; break; case 8: can = "MẬU"; break; case 9: can = "KỶ"; break; } return can; } |
Tiếp theo là tính Chi. Chắc các bạn cũng đoán được là mình sẽ lấy năm sinh chia cho 12 và lấy số dư để suy ra chi. Tuy nhiên một điều lưu ý là với số dư bằng 0 (chia hết) thì sẽ tương ứng với Thân, 1 tương ứng với Dậu và cứ tiếp tục như vậy đến hết.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 | public static String tinhChi(int namsinh){ String chi = ""; switch(namsinh % 12){ case 0: chi="THÂN"; break; case 1: chi="DẬU"; break; case 2: chi="TUẤT"; break; case 3: chi="HỢI"; break; case 4: chi="TÝ"; break; case 5: chi="SỬU"; break; case 6: chi="DẦN"; break; case 7: chi="MẸO"; break; case 8: chi="THÌN"; break; case 9: chi="TỴ"; break; case 10: chi="NGỌ"; break; case 11: chi="MÙI"; break; } return chi; } |
Huỳnh Mai Anh Kiệt