Trang chủTản mạnGiới thiệu một số công nghệ, dịch vụ mà Hura Apps đang...

Giới thiệu một số công nghệ, dịch vụ mà Hura Apps đang dùng cho mô hình SaaS

Hura Apps là nhóm phát triển các ứng dụng web hỗ trợ cho nền tảng Shopify. Hura Apps hoạt động theo mô hình SaaS. Là 1 startup nhỏ tự thân vận động nên bản thân mình xác định phương châm: “tiết kiệm là quốc sách” vì khi mà doanh số bán hàng chưa tốt thì việc giảm các chi phí không cần thiết cũng được xem là thành công.

Với phương châm như vậy nên mình tìm kiếm các giải pháp miễn phí hoặc chi phí thấp để sử dụng với mong muốn: chi phí thấp, hiệu quả cao.

Dĩ nhiên nhiều người sẽ nói rằng: tiền nào của nấy. Điều này đúng nhưng với 1 startup nhỏ thì việc này là cần thiết vì nhu cầu chưa cao và cần thiết là tiết kiệm chi phí. Khi mở rộng quy mô (scale up) nếu khi nhu cầu thật sự cần doanh thu đủ thì không lý do gì mà trả tiền để tận hưởng dịch vụ tốt hơn.

Nào cùng điểm qua các công nghệ và dịch vụ mà Hura Apps đang dùng cho mô hình SaaS của mình nhé.

1. Ngôn ngữ lập trình – Hệ cơ sở dữ liệu

Nói luôn là PHP và MySQL. Nhiều người có thể chê về điều này nào là công nghệ lạc hậu, hiệu suất không cao. Chấp nhận thôi nhưng dù sao thì mình thấy ổn và mình cũng cố gắng tối ưu hệ thống để đạt hiệu suất tốt nhất cho khách hàng.

Lý do mình chọn PHP vì đơn giản là mình… quen thuộc với nó :v. Và nói thêm là sau khi làm việc nhiều thì mình thấy PHP không đòi hỏi cao về hạ tầng máy chủ. Thậm chí mình có thể sử dụng các share host với giá $1/tháng để build các dự án. Và thật sự khi bắt đầu viết những ứng dụng đầu tiên mình chỉ chạy trên share host với giá $2/tháng.

Thời gian đầu mình viết bằng PHP thuần. Sau để dễ dàng hơn cho viết phát triển cũng như sửa lỗi hệ thống thì mình dùng framework CodeIgniter.

Chốt: PHP (CodeIgniter) – My SQL.

2. Hệ thống quản lý source code dự án

Nói về hệ thống quản lý source-code dự án thì chắc ai cũng đoán ngay là Github. Trước kia thật sự mình không dùng Github vì lúc đó Github không hỗ trợ Repository private cho tài khoản miễn phí. Đến 2018 khi Microsoft mua lại Github và bắt đầu hỗ trợ Repository private cho tài khoản miễn phí thì mình mới bắt đầu dùng Github. Và với lại tại thời điểm này mình mới connect thêm người để phát triển nên cần công cụ quản lý source code dự án.

Chốt: Github

3. Máy chủ lưu trữ

Như đã nói ở trên thì lúc mới bắt đầu tập tành viết những ứng dụng đầu tiên thì mình sử dụng gói share host từ Hawkhost với giá chưa đến $3/tháng. Cho đến khoảng năm 2020, lúc này lượt người dùng tăng nhanh làm cho hosting bị đơ và là mình bắt buộc phải sử dụng một cơ sở hạ tầng cao hơn. Lúc này mình bắt đầu chuyển sang dùng Vultr.

Sau đó với suy nghĩ “không bỏ trứng chung 1 giỏ” nên mình tiếp tục sử dụng thêm dịch vụ ở DigitalOcean.

Và mới đây Hura Apps cũng nhận được gói hỗ trợ $10.000 từ Amazon Web Services nên mình cũng move 1 số dịch vụ qua AWS để tiết kiệm chi phí.

Chốt: Hawkhost, Vultr, DigitalOcean, Amazon Web Services

4. Công cụ triển khai phần mềm

Dĩ nhiên Github có các công cụ hỗ trợ nhưng để nhẹ cái đầu và thao tác dễ dàng thì mình sử dụng dịch vụ của Buddy. Buddy có gói miễn phí vừa đủ để Hura Apps sử dụng.

Chốt: Buddy

5. Các dịch vụ gửi mail

Lúc đầu mình sử dụng dịch vụ Mailgun để cài đặt SMTP gửi mail vì nó có gói miễn phí 10k mail hàng tháng. Nhưng rồi sau đó Mailgun loại bỏ gói này, lúc này mình chuyển sang dùng gói miễn phí Sendinblue hỗ trợ gửi đến 300 email/ngày. Như vậy là quá đủ với Hura Apps vì mình chỉ sử dụng dịch vụ gửi mail SMTP để cài đặt trên ứng dụng để khách hàng gửi email thông qua các contact form.

Để gửi mail số lượng lớn như email newsletter hàng tuần thì mình chọn dịch vụ Mailchimp với gói miễn phí (free) luôn. Ngoài ra mình còn sử dụng gói Lifetime Plan ($49) ở Sendfox để thỉnh thoảng gửi mail quảng cáo.

Mình cũng đang suy nghĩ có thể chuyển sang gói Sender vì thấy có nhiều ưu điểm hơn Mailchimp.

Chốt: Sendinblue, Mailchimp, SendfoxSender.

6. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Mình chọn Freshdesk để triển khai giải pháp support khách hàng bằng ticket. Freshdesk hỗ trợ gói miễn phí và Hura Apps thật sự không cần nhiều nên với các tính năng gói miễn phí này hỗ trợ thì Hura Apps đủ dùng.

Chốt: Freshdesk.

7. Công cụ giao tiếp và quản lý quá trình phát triển

Mình chọn Jira để quản lý dự án, kiểm soát và theo dõi các vấn đề xảy ra trong dự án.

Mình cũng sử dụng Slack cho kênh giao tiếp với các thành viên trong team. Slack cũng hỗ trợ kết nối Jira nên rất tiện cho assign việc cho các thành viên.

Chốt: Jira, Slack.

Hiện tại nói chung lượng khách hàng cũng tương đối nên Hura Apps cũng muốn sử dụng thêm 1 số dịch vụ để vừa kiểm soát hệ thống cũng như chuyên nghiệp hóa hơn. Hiện tại mình đang tham khảo một số dịch vụ như:

  • Papertrail: quản lý nhật ký hệ thống
  • Sentry: theo dõi báo cáo lỗi hệ thống

Như đã nói ở khúc trên là tiền nào của nấy nên nhiều dịch vụ vì sử dụng gói miễn phí nên thật sự thì nhiều lúc nó cũng chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu nhưng chịu khó vận dụng sáng tạo và kết hợp các yếu tố thì cơ bản cũng đáp ứng được nhu cầu phần nào cho sự phát triển của Hura Apps.

Nếu có ý kiến đóng góp hay muốn chia sẻ thêm xin vui lòng để lại comment bên dưới.

Huỳnh Mai Anh Kiệt

- Advertisement -
Huỳnh Mai Anh Kiệt
Huỳnh Mai Anh Kiệthttps://anhkiet.biz
Anh là một người đam mê công nghệ. Hiện tại anh là một lập trình viên cho Hura Apps - một startup nhỏ về công nghệ tại Quy Nhơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI

BẠN XEM CHƯA