No menu items!
No menu items!
Trang chủTản mạnPhân tích kỹ thuật mã độc phát tán qua Facebook Messenger

Phân tích kỹ thuật mã độc phát tán qua Facebook Messenger

1. Hiện tượng lây lan

Trong 48h qua, một dòng mã độc mới đang phát tán mạnh mẽ qua Facebook Messenger.

FB Messenger là kênh phát tán của mã độc này

Một file tên “video_{4_chữ_số}.zip được tự động gửi qua giao diện Facebook Messenger, trong file nén đó chứa file thực thi : “video_{random_số}.mp4.exe với icon hình video.

File chứa mã độc

Cách thức lây lan ở đây không hề mới, nhưng cũng như các chiến dịch phát tán qua mạng xã hội, hay các ứng dụng chat phổ biến khác, mã độc lần này có tốc độ lan rộng nhanh nhờ tính kết nối của Facebook và đặc tính tính tò mò, thiếu cảnh giác của phần đông người sử dụng.

Sau khi lây nhiễm được vào máy tính nạn nhân, mã độc ăn cắp tài khoản Facebook, tiếp tục phát tán thông qua Facebook của họ, đồng thời lợi dụng máy tính đó để chạy phần mềm đào tiền ảo.

2. Hành vi của mã độc

Các hành vi chính của mã độc

Người dùng Facebook, sau khi tải file zip về, nếu thực thi file exe (giả mạo mp4) bên trong đó, mã độc sẽ được cài đặt lên máy.

Tải file trên server về và bung ra. Trong đó chứa một Chrome extensions và coinminer

Copy chính nó và ghi key run
Tạo shortcut với tham số load-extension cho Chrome
Chạy chương trình “đào” tiền ảo Monero trên máy bị nhiễm
Extension được load mỗi khi shortcut Chrome đươc mở, thực hiện tải file config từ server, qua đó tiếp tục hành vi phát tán.

Đặc biệt, extension ở đây còn có hành vi ăn cắp tài khoản, mật khẩu Facebook của người dùng, gửi về server của kẻ tấn công:

Đoạn code thực hiện gửi thông tin tài khoản, mật khẩu Facebook về server của hacker

Mở rộng hơn, bằng công nghệ MalwareGraph đã khoang vùng được cả cụm những domain, server liên quan đến kẻ đứng sau chiến dịch tấn công này, những server mà có thể đã, đang và sẽ được sử dụng ở các chiến dịch tấn công khác:

Hạ tầng của kẻ tấn công sử dụng trong nhiều chiến dịch phát tán mã độc khác nhau

Khuyến cáo

Đối với quản trị mạng của tổ chức, doanh nghiệp: Thực hiện block các domain của kẻ tấn công:

  • *.bigih.bid
  • plugin.gepag.pabus.bid
  • app.uye.io
  • won.pe

Đối với người dùng cá nhân:

  • Cảnh giác, không tải, mở các file trong file .zip qua Facebook Messenger trừ khi biết chắc hoặc xác nhận được với người gửi về file này.
  • Đối với những người đã tải và chạy file, (có thể kiểm tra lại trạng thái bị nhiễm bằng cách mở Chrome, nhập vào thanh địa chỉ: chrome://extensions/ và enter để load thử, nếu tab này tự động bị đóng thì nghĩa là máy đã bị nhiễm), tạm thời gỡ bỏ bằng cách: Vào “Start Menu” -> gõ “run” -> nhập %APPDATA% -> Tìm thư mục có tên trùng với tên user trên máy -> Xóa toàn bộ thư mục này -> Khởi động lại máy.
Thư mục lưu file độc

Việc xóa thư mục trên, sẽ xóa các file độc hại ở cuộc tấn công này, bao gồm cả file extension độc, dẫn đến Chrome sẽ báo lỗi nếu mở từ Shortcut, người dùng có thể khắc phục thông báo lỗi này bằng cách: Bấm chuột phải vào Shortcut vẫn dùng để mở Chrome -> Properties -> xóa đoạn “–enable-automation –disable-infobars –load-extension=” trong ô Target -> OK.

Ngoài ra, để gỡ bỏ toàn vẹn hơn, người dùng nên sử dụng một phần mềm diệt virus của hãng lớn. Đến nay hầu hết các phần mềm diệt virus lớn đều đã cập nhật, nhận diện được mã độc này.

Theo CyRadar Team

- Advertisement -
Huỳnh Mai Anh Kiệt
Huỳnh Mai Anh Kiệthttps://anhkiet.biz
Anh là một người đam mê công nghệ. Hiện tại anh là một lập trình viên cho Hura Apps - một startup nhỏ về công nghệ tại Quy Nhơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI

BẠN XEM CHƯA