Ngày nay các thiết bị di động thông minh như máy tính bảng (tablet), điện thoại thông minh (smartphone) đã trở nên phổ biến với mọi người. Ngoài những tính năng chính như nghe, gọi nhắn tin thì những thiết bị này mang lại cho người dùng nhiều tiện ích cao cấp khác như: lướt web, đọc truyện, nghe nhạc, xem phim, chụp ảnh,… Những tiện ích này được khai thác sử dụng thông qua các ứng dụng di động. Tuy nhiên nếu không cẩn thận thì những ứng dụng này như con dao hai lưỡi và bạn có thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ mất an toàn thông tin khi sử dụng những ứng dụng này.
Mới đây cộng đồng trẻ bị thu hút bởi những tấm ảnh chân dung mang phong cách cổ trang và những tấm ảnh này được tạo ra bởi ứng dụng có tên Pitu. Và theo các chuyên gia an ninh mạng thì ứng dụng này khai thác nhiều thông tin của người dùng và có nguy cơ mất an toàn thông tin.
Nhiều người chủ quan nghĩ rằng chẳng có gì nguy hại với những điều như thế nhưng thử nghĩ xem nếu ứng dụng đó đánh cắp những hình ảnh nhạy cảm được lưu trữ trên cũng như tài liệu quan trọng rồi gửi về cho người khác.
Thông thường các ứng dụng di động thường được các nhà phát triển tải lên các kho ứng dụng như: Google Play cho Android và Apple Store cho iOS và người dùng chỉ việc lên đó tìm kiếm để tải những ứng dụng mà mình mong muốn. Tuy đã qua khâu kiểm duyệt của các công ty quản lý là Google và Apple tuy nhiên hầu hết những kiểm duyệt này chỉ mang tính loại bỏ những ứng dụng chứ mã độc nên các ứng dụng âm thầm thu thập thông tin người dùng đề dễ dàng lọt qua.
Chính vì sự dễ dãi nên rất nhiều ứng dụng mang mục đích thu thập dữ liệu hay đánh cắp thông tin người dùng vẫn được công khai xuất hiện trên các kho ứng dụng. Tuy vậy nếu chú ý một chút thì người dùng hoàn toàn có thể kiểm tra, sàng lọc và hạn chế đến mức tối đa các ứng dụng nguy hiểm.
Chú ý các quyền mà ứng dụng được cấp phép
Các ứng dụng xuất bản lên các kho ứng dụng đã qua kiểm duyệt nên các quyền mà ứng dụng đòi hỏi từ phía người dùng như: quyền truy cập internet, quyền đọc dữ liệu trên thẻ nhớ… đều được đưa ra để người biết. Tuy nhiên hầu hết người dùng đều ít chú ý nên bỏ qua những thông tin này và nguy cơ bắt nguồn từ đây. Vì vậy bạn hãy chịu khó lướt qua thông tin này và chú ý một số thông tin. Ví dụ ứng dụng chụp ảnh đơn giản mà kèm theo các quyền như đọc thông tin tin nhắn hay cuộc gọi thì hãy cẩn thận.
Kiểm tra người xuất bản ứng dụng
Trên các kho ứng dụng có thể bạn sẽ bắt gặp rất nhiều ứng dụng có tên gần giống nhau và có thể 1 trong số đó là ứng dụng giả nên bạn cần chú ý đến tên người xuất bản ứng dụng. Nếu là các nhà phát triển có đủ uy tín thì bạn có thể an tâm còn nếu là một nhà phát triển xa lạ thì bạn cũng nên cân nhắc.
Hạn chế cài đặt ứng dụng không xuất phát từ kho ứng dụng uy tín
Một số trang web giới thiệu một số ứng dụng có tính năng hấp dẫn nhưng thay vì cung cấp link liên hết đến các kho ứng dụng thì lại cung cấp cho người dùng 1 tập tin đóng gói và hướng dẫn cài đặt rõ ràng. Tuy nhiên hãy cẩn trọng với những ứng dụng như thế này vì có thể nó chứa mã độc và không được phép xuất bản lên các kho ứng dụng.
Trên đây là một số thủ thuật nhỏ giúp bạn có thể hạn chế được những ứng dụng nguy hại. Không cần thiết có nhiều kiến thức về bảo mật chỉ với một số lưu ý nhỏ khi sử dụng là bạn hoàn toàn có thể bảo vệ mình.
Huỳnh Mai Anh Kiệt