Trang chủTản mạn7 ngôn ngữ lập trình và framework nên học trong năm 2020

7 ngôn ngữ lập trình và framework nên học trong năm 2020

Việc lựa chọn những ngôn ngữ lập trình và framework cho ứng dụng của bạn không chỉ tác động tới tốc độ và thời gian phát triển mà còn ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng quy mô trong tương lai.

Sau đây tôi xin chia sẻ với các bạn top 7 ngôn ngữ lập trình mà bạn nên tiếp cận trong năm 2020 và nó sẽ làm nền tảng trong những năm kế tiếp. Nếu bạn là một người vẫn còn đang băn khoăn về việc nên chọn ngôn ngữ lập trình nào để học trong lĩnh vực front-end hoặc back-end thì bài viết này chính xác là dành cho bạn.

  1. Java/Kotlin – Spring Framework
  2. Golang
  3. Python – Django Framework
  4. Node.js – Express
  5. Angular – Web Framework
  6. Vue.js – The Progressive JavaScript Framework
  7. Ionic Framework

1. Java/Kotlin – Spring Framework

Nhiều bạn sẽ hỏi rằng tại sao lại là Java? Java vẫn còn phổ biến ư? Câu trả lời là Đúng. Việc lựa chọn bất kì một ngôn ngữ nào đó để học không chỉ dựa trên tính phổ biến của ngôn ngữ đó mà còn phải xem xét liệu rằng ngôn ngữ mà mình chọn có bị lỗi thời hay không. Và cho dù bạn thích hay không thì Java vẫn là một ngôn ngữ lập trình chuẩn và được sử dụng rất rộng rãi. Bên cạnh đó, cơ hội việc làm cũng là một yếu tố cần được xem xét khi chúng ta tiến hành lựa chọn một ngôn ngữ lập trình để học.

Kotlin là một ngôn ngữ lập trình dành cho các ứng dụng đa nền tảng hiện đại. Đây là một  ngôn ngữ lập trình tĩnh (statically-typed programming language) chạy trên Java Virtual Machine (JVM) và có thể được biên dịch sang mã nguồn JavaScript hoặc sử dụng cơ sở hạ tầng biên dịch LLVM (Low Level Virtual Machine compiler infrastructure) – một nhóm các module, trình biên dịch và các công cụ được sử dụng để phát triển front-end lẫn back-end của ứng dụng. Kotlin được phát triển bởi đội ngũ những lập trình viên trong nhóm JetBrains – trụ sở tại Saint Petersburg. Cú pháp của Kotlin không tương thích với Java nhưng nó được thiết kế để tương tác với Java và Kotlin có thể khai thác các thư viện hiện có của Java. Kotlin được JetBrains công bố lần đầu tiên vào 2011. Đến tháng 2/2012 dự án này mới được công bố rộng rãi.

Spring là một mã nguồn mở được phát triển, chia sẻ và được rất nhiều lập trình viên sử dụng. Từ Spring 5.0 trở đi, nó hỗ trợ rất nhiều cho Kotlin. Chúng ta luôn so sánh và cho rằng Kotlin tốt hơn Java. Nhưng tại sao chúng ta không kết hợp cả hai? Bởi vì cả hai ngôn ngữ này đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Các sản phẩm phổ biến nhất từ Spring framework:

  • Spring Boot: một framework được thiết kế để giúp chúng ta lập trình cũng như chọn ứng dụng một cách nhanh chóng.
  • Spring Cloud: một công nghệ phần mềm sử dụng để phát triển các ứng dụng phân tán (distributed application). Một ứng dụng được gọi là phân tán khi các thành phần của nó có thể được phát triển trên các ngôn ngữ khác nhau và được triển khai trên các máy chủ khác nhau.
  • Spring Cloud Data Flow: một dịch vụ được hợp nhất để tổng hợp các dữ liệu có thể tổng hợp.
    Bạn nên cân nhắc sử dụng khi:
    – Xây dựng một ứng dụng doanh nghiệp.
    – Xây dựng kiến trúc microservice với những nhà cung cấp phổ biến
    – Tìm kiếm một framework có thể dễ dàng mở rộng.

2. Golang

Go, còn được gọi là Golang là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở được tạo ra bởi Google. Golang giúp xây dựng những phần mềm đơn giản một cách dễ dàng, đáng tin cậy và hiệu quả. Cú pháp của Go rõ ràng và dễ hiểu, phù hợp với những người mới bắt đầu học.
Ưu điểm của Go là hỗ trợ đa luồng rất tốt.

Nếu bạn đang tìm kiếm một thứ gì đó nhẹ, dễ thực thi và phát triển nhanh thì Go là một trong những lựa chọn tốt nhất. Kích thước tệp nhị phân của Go nhỏ hơn nhiều so với tệp Spring jar

Bạn nên cân nhắc sử dụng khi:

  • Xây dựng các ứng dụng nhỏ và nhẹ
  • Phát triển nhanh, dễ xây dựng và thời gian học ngắn
  • Xây dựng các dịch vụ không đồng bộ và đa luồng.

3. Python – Django Framework

Django là một framework miễn phí và nguồn mở dựa trên Python. Nó được xem là một trong những framework tốt nhất trong việc xây dựng các ứng dụng web. Django cung cấp đầy đủ các thư viện, module cần thiết, đảm bảo tính bảo mật, khả năng mở rộng tốt và có tính linh hoạt. Django được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng CRM, CMS, công cụ đặt phòng và tất cả các loại ứng dụng web. Nó hỗ trợ cho sự phát triển nhanh chóng của các API.

Trong tất cả các giải pháp phân tích dữ liệu, Django là tuyệt vời nhất. Ngày nay, nó là một trong những lựa chọn hàng đầu của các lập trình viên.

Bạn nên cân nhắc sử dụng khi:

  • Xây dựng các ứng dụng web có quy mô lớn
  • Các ứng dụng điều khiển API
  • Giải pháp phân tích dữ liệu và Machine Learning.
  • Kiến trúc nguyên khối.

4. Node.js – Express

JavaScript có lẽ là một trong những ngôn ngữ lập trình mạnh nhất và phát triển nhanh nhất trong những năm qua. Lúc trước, JavaScript chỉ được xây dựng cho web nhưng bây giờ nếu bạn thành thạo JavaScript bạn có thể phát triển các ứng dụng web, back-end với tích hợp cơ sở dữ liệu, ứng dụng máy tính và thậm chí cả ứng dụng di động.

Ngày nay, JavaScript được sử dụng hầu hết ở mọi nơi. Vì JavaScript có tính đồng thuận cao và không có tính cạnh tranh nên chúng tôi không thể đoán trước được nó sẽ xuất hiện mọi lúc mọi nơi sớm như vậy.

Express được biết đến như là một framework tối giản, nhanh và không lỗi thời. Nó được xây dựng trên JavaScript. Hầu hết các lập trình viên ngày nay chọn Express bởi vì tính linh hoạt, đơn giản và khả năng có thể mở rộng của nó. Chưa kể, Express là một phần của MEAN (Software Bundle), một tập hợp các công nghệ đầy đủ để phát triển các ứng dụng web dựa trên JavaScript.

Bạn nên cân nhắc sử dụng khi:

  • Xây dựng các ứng dụng web có quy mô nhỏ như các cổng thông tin, các bảng điều khiển…
  • Xây dựng ứng dụng desktop
  • Xây dựng sản phẩm Minimum Viable Product (MVP)
  • Thời gian học ngắn
  • Giảm thiểu chi phí cho việc thuê nhóm phát triển back-end
  • Bạn không muốn hoặc phụ thuộc vào nhóm back-end.

5. Angular – Web Framework

Angular là một framework ứng dụng mã nguồn mở dựa trên TypeScript được xây dựng bởi Google. Angular là một bản viết lại hoàn chỉnh của AngularJS bởi cùng một nhóm Angular tại Google.

Angular được hỗ trợ trên nhiều nền tảng khác nhau: web, di động và máy tính. Một trong những lý do chính để học Angular là vì hệ sinh thái của nó rất lớn và phát triển mạnh. Phiên bản mới Angular (Version 9) sẽ là framework lớn tiếp theo trong JavaScript. Nó đi kèm với kích thước gói nhỏ hơn, xây dựng nhanh hơn, công cụ gỡ lỗi tốt hơn.

Bạn nên lý do bạn nên cân nhắc khi muốn sử dụng Angular:

  • Xây dựng các ứng dụng web quy mô lớn.
  • Tìm kiếm một hệ sinh thái rộng lớn cho tất cả các công cụ và thư viện từ cộng đồng.
  • Được Google hỗ trợ.
  • Bạn thích viết TypeScript hơn JavaScript

6. Vue.js – The Progressive JavaScript Framework

Vue là một framework rất phổ biến, phát triển rất mạnh trong những năm qua. Vue được tạo bởi Evan You khi anh ấy làm việc tại Google. Tại sao Vue lại phổ biến? Vue là một framework JavaScript linh động dùng để xây dựng giao diện người dùng. Khác với các framework nguyên khối, Vue được thiết kế từ đầu theo hướng cho phép và khuyến khích việc phát triển ứng dụng theo các bước. Một trong những lợi thế chính của Vue đó là nó đã tích hợp các ưu điểm của các đối thủ cạnh tranh (Angular và React). Tuy nhiên, Vue vẫn còn mới và phần lớn các lập trình viên không sử dụng hoàn toàn tiếng Anh.

Những lý do bạn nên cân nhắc để sử dụng nó:

  • Xây dựng các ứng dụng web quy mô trung bình.
  • Tìm kiếm sự phát triển nhanh với khoảng thời gian ngắn hơn (hoàn toàn bằng JavaScript)
  • Bạn cũng có thể đọc bằng tiếng Trung
  • Bạn rất yêu thích JavaScript

7. Ionic Framework

Ionic là một framework để xây dựng các ứng dụng di động đa nền tảng. Được xây dựng dựa trên Angular, Ionic cũng cung cấp một nền tảng để tích hợp các dịch vụ giống như đẩy các thông báo và phân tích.

Ionic bao gồm các thành phần di động, kiểu chữ, chủ đề di động và mô hình tương tác để xây dựng các ứng dụng di động. Trong bản phát hành mới nhất của Ionic, nó cho phép người dùng chọn bất kỳ framework giao diện người dùng nào, chẳng hạn như Angular, React hoặc Vue.Js. Ionic đang quảng cáo một cơ sở mã (codebase) cho bất kỳ nền tảng nào (iOS/Android/Electron/PWA). Ionic cũng cung cấp các công cụ để cập nhật trực tiếp và CI/CD bằng cách sử dụng Ionic Appflow.

Bạn nên cân nhắc nên sử dụng khi:

  • Bạn muốn xây dựng các ứng dụng di động nhỏ và vừa.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí để xây dựng cho cả ứng dụng di động Android và iOS
  • Bạn thích sử dụng framework của mình để xây dựng một ứng dụng di động.

Hà Linh (lượt dịch)

- Advertisement -
Huỳnh Mai Anh Kiệt
Huỳnh Mai Anh Kiệthttps://anhkiet.biz
Anh là một người đam mê công nghệ. Hiện tại anh là một lập trình viên cho Hura Apps - một startup nhỏ về công nghệ tại Quy Nhơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI

BẠN XEM CHƯA