Facebook và Google đang có kế hoạch đặt 2 tuyến cáp ngầm khổng lồ nối Bờ Tây Hoa Kỳ với Singapore và Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và là đất nước có số lượng người dùng điện thoại thông minh ngày càng tăng.
Các tuyến cáp xuyên Thái Bình Dương, Echo và Bifrost sẽ tăng 70% dung lượng dữ liệu giữa các khu vực và cải thiện tốc độ truy cập của Internet, Facebook cho biết hôm thứ Hai.
Trong khi Facebook đang đầu tư vào cả hai loại cáp, Google chỉ đầu tư vào Echo. Chi phí của các dự án vẫn phải được phê duyệt theo quy định và chưa được tiết lộ.
Các đối tác triển khai gồm các công ty Indonesia Telin và XL Axiata, và Keppel có trụ sở tại Singapore. Theo kế hoạch thì Echo sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023, trong khi Bifrost dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.
Phó chủ tịch đầu tư mạng của Facebook, Kevin Salvadori và giám đốc đầu tư mạng Nico Roehrich đã viết trong một bài đăng trên blog chung: “Chúng tôi cam kết đưa người dùng đến với internet nhanh hơn. Trong một phần của nỗ lực này, chúng tôi tự hào thông báo rằng chúng tôi đã hợp tác với các đối tác hàng đầu trong khu vực và toàn cầu để xây dựng hai tuyến cáp ngầm mới: Echo và Bifrost – sẽ cung cấp các kết nối mới quan trọng giữa khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Bắc Mỹ.”
Tháng 5 năm ngoái, Facebook đã công bố kế hoạch xây dựng một tuyến cáp dưới biển dài 37.000 km vòng quanh châu Phi để cung cấp cho nó khả năng truy cập internet tốt hơn.
Google cũng đang làm việc trên một tuyến cáp dưới nước có tên là Equiano, nhằm mục đích kết nối châu Phi với châu Âu. Gã khổng lồ mảng tìm kiếm cũng có một đơn vị khác là Loon chuyên sản xuất khinh khí cầu cung cấp Internet 4G cho các cộng đồng nông thôn. Gần đây Google đã thông báo mở rộng kế hoạch này sang Mozambique.
Facebook trước đây đã có kế hoạch truyền internet đến các khu vực hẻo lánh bằng cách sử dụng máy bay không người lái chạy bằng năng lượng mặt trời. Kế hoạch có tên là Aquila. Tuy nhiên Facebook đã đóng cửa dự án vào năm 2018 nhưng hiện tại nó được cho là đang làm việc với Airbus để thử nghiệm lại các máy bay không người lái tương tự ở Úc.
Huỳnh Mai Anh Kiệt